Thương hiệu: Đồ Gỗ Giá Gốc

Thế nào là một người thợ sơn giỏi

0

Về kỹ thuật:

  • Bề mặt sơn phải đều, căng, mịn, sờ mát tay, các góc, cạnh phải nét, đều đặn. Khi sơn cả một mảng sơn lớn màu phải giống nhau. Khi cho ánh sáng chéo vào thì không lộ ra các ánh sáng cam, không lộ ra các lỗ lõm hay lồi dù nó chỉ như đầu cái kim (như cánh tủ lạnh)
  • Về sơn veneer, do veneer là gỗ tự nhiên của nhiều cây gỗ bóc ra nên màu sắc các tấm thường khác nhau. Nên tay sơn giỏi thì khi sơn xong sản phẩm thì màu sắc phải đều như là gỗ từ 1 cây xẻ ra làm. Các thùng ngăn kéo, góc ghép tủ phải không bị loang mà phải như là chúng ta sơn gỗ trước rồi mới cắt ra để làm (nó đều như chúng ta dùng Melamine làm đồ)
  • Về pha sơn thì phải pha được nhiều màu sắc. Khi sơn 2 lần khác nhau trên 1 sản phẩm thì màu sắc sơn lần sau phải có màu sắc tương đương như màu sắc hiện có. Chắc chắn là không thể 100% giống lần trước. Nhưng phải làm sao để những người thợ sơn có kỹ thuật tương đối cũng không nhận ra được (có nghề cũng khó nhận ra nên khách hàng sẽ không bao giờ nhận ra được)
  • Hiểu quy trình sơn các loại sơn, tỷ lệ pha sơn tiêu chuẩn, gia giảm các thành phần tùy theo thời tiết. Tỷ lệ pha thời tiết râm, ấm, nóng, mưa, lạnh… ra sao cho phù hợp. Hiểu về đồ nào thì lên những màu nào sẽ là đẹp nhất để tôn giá trị món đồ đó lên.
  • Khi lên sơn tại công trình thì sơn các loại đồ cố định nhưng không được làm bẩn các đồ khác của chủ nhà. Xử lý các vấn đề gọn gàng sạch sẽ.
  • Có thể có thêm 2 tiêu chí nữa là: Tiết kiệm sơn nhất mà đồ lên vẫn đẹp. Tốc độ sơn nhanh (tùy yêu cầu của đầu bài)

    Về tính cách: Người thợ sơn, ngoài tài năng ra họ cần phải có đầy đủ các tính cách của 1 người kỹ thuật chuyên sâu. Đó là tỷ mỉ, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, biết tính toán thời gian và trả hàng đúng thời hạn. Hứa mai xong là mai phải xong cho dù có thức trắng cả đêm làm vẫn phải thức làm cho xong (nếu đã nhận là phải chuẩn)

Mình vẫn nhớ, khi mình mới mở xưởng, ông Thầy sơn bên một xưởng lớn (quản lý 30 thợ sơn) qua thăm, mình đưa cho 02 mảnh sơn. Thầy nói:
Mảnh 1: Mẫu sơn này ai cũng sơn được, vì nó quá bình thường.
Mảnh 2: Thầy nhìn xong lảng chuyện. Mình mới ép: Thầy cứ phải đánh giá cho em mẫu này! Thầy bị dồn nên nói: Anh nói với em thế này, anh 20 năm nay làm nghề, dạy ra không biết bao nhiêu người thợ sơn, nhưng bây giờ các bạn trẻ giỏi quá. Với mẫu sơn này thì người thợ sơn bình thường sẽ nói sơn kỹ chút là sơn được. Nhưng người thợ sơn càng giỏi thì nhìn mẫu sơn này xong sẽ bỏ công trình. Vì không đủ khả năng để sơn ra được. Khả năng bị trả hàng về gần như 100%. Nên càng giỏi sẽ càng không nhận. Anh cũng không dám nhận sơn với mẫu sơn này.

Nên, người thợ sơn cũng là một người làm nghệ thuật. Người biết sơn thì muôn vàn. Nhưng người sơn cao thủ thì không có mấy. Cũng như ca sỹ biết hát thì muôn vàn nhưng ca sỹ hát hay nhất VN thì chỉ có vài người.

Liên hệ qua thăm công trình: 0949328886

Để lại một câu trả lời

Email của bạn sẽ được giữ bí mật